Cú ngã đau đớn của 1 startup từng được định giá 300 triệu USD

Hiện không thể huy động vốn, 5 tháng 3 đợt sa thải, founder phải bỏ tiền túi để trả lương Ứng dụng này thiếu sự tập trung rõ ràng để thành công bền lâu.

Cú ngã đau đớn của 1 startup từng được định giá 300 triệu USD
Thời điểm gia nhập Koo - công ty khởi nghiệp blog Ấn Độ vào đầu năm 2023, Mukul vô cùng háo hức khi được làm việc với nhóm khoảng 300 thành viên đang đau đáu xây dựng một nền tảng thay thế X (trước đây là Twitter). Anh chàng được thuê để phát triển các tính năng khác nhau trên ứng dụng, bao gồm cả cải tiến trang chủ.
Thế nhưng, hy vọng sự nghiệp thăng tiến đã tiêu tan ngay sau 1 tháng kể từ khi Mukul gia nhập. Công ty bắt đầu sa thải nhân viên và đến tháng 4 đã mất 30% người. Vào tháng 6, đến lượt Mukul bị yêu cầu rời đi.
“Ba đợt sa thải đã diễn ra trong khoảng thời gian 5 tháng”, Mukul nói với Rest of World. “Đáng lẽ họ phải nói rõ khi thuê tôi rằng tình huống như vậy có thể xảy ra”.
Được thành lập vào năm 2020 bởi các doanh nhân nối tiếp Aprameya Radhakrishna và Mayank Bidawatka, Koo là trang blog nhỏ đầu tiên của Ấn Độ có sẵn hơn 10 ngôn ngữ. Ứng dụng mang biểu tượng con chim màu vàng, được quảng cáo là đối thủ đáng gờm của X, kể từ khi ra mắt đã thu hút gần 60 triệu lượt tải xuống.
Mở rộng sang ít nhất 2 quốc gia chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, 4 năm sau khi ra mắt, Koo đang rơi vào tình thế khó khăn. Công ty đã không thể huy động thêm vốn và cắt giảm lực lượng lao động xuống còn 1/5. Những người sáng lập đã tự bỏ tiền túi trả lương tháng 3.
Phóng viên của Rest of World đã trò chuyện với 10 nhân viên hiện tại và trước đây của Koo, một số nhà đầu tư mạo hiểm và nghiên cứu truyền thông xã hội, để hiểu điều gì đã xảy ra với một nền tảng có tầm nhìn đầy tham vọng này. Hầu hết đều cho biết Koo đã phải vật lộn phát triển trong môi trường huy động vốn ngày càng khó khăn. Joyojeet Pal, một nhà nghiên cứu truyền thông xã hội từ Đại học Michigan, cho biết: “Để bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào thành công, cần khác biệt về mặt nội dung hoặc hệ sinh thái truyền thông. Koo không có điều đó”.
Đầu năm 2020, Koo mới chỉ là nguyên mẫu. Founder Radhakrishna và Bidawatka đang bận rộn điều hành một ứng dụng khác có tên Vokal, một phiên bản Quora dựa trên giọng nói bằng tiếng Ấn Độ. Thời điểm này, chính phủ do ông Narendra Modi lãnh đạo đang khuyến khích các doanh nhân Ấn Độ tạo ra nhiều lựa chọn thay thế tại địa phương.
Nhóm Koo đã ở đúng nơi, đúng thời điểm.
Theo 3 nhân viên cũ, tháng 8 năm 2020, Koo giành được vị trí thứ hai trong thử thách đổi mới Ứng dụng AatmaNirbhar Bharat của chính phủ Ấn Độ. Chỉ 5 tháng sau, công ty hợp tác thành công với Republic Bharat, một kênh tin tức hàng đầu bằng tiếng Hindi, đồng thời trở thành nơi thực hiện các cuộc thăm dò nhằm vào những người nói tiếng Hindi.
Chỉ trong 3 ngày, Koo có khoảng 3 triệu người dùng. Nền tảng cố gắng chạm mốc con số 4,7 triệu trong vòng một năm kể từ khi ra mắt, founder Bidawatka cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2021.
Kumar Saurav, người sáng lập công ty tiếp thị Savin Communications, nói với Rest of World: “Các chính trị gia đã quảng bá Koo như Twitter của Ấn Độ. Hơn 5.000 người có ảnh hưởng từ cơ quan của tôi đã gia nhập Koo từ năm 2020 đến năm 2021”.
Vào tháng 6 năm 2021, X bị đình chỉ, 2 ngày sau khi nền tảng này xóa bài đăng của Tổng thống Muhammadu Buhari. Koo lúc này tự định vị mình là người thay thế, thu hút sự quan tâm của ông Buhari và nhiều quan chức chính phủ. l
Năm sau, Koo ra mắt thị trường Brazil và tuyên bố đã nhận được 1 triệu lượt tải xuống trong vòng 48 giờ. Vào thời điểm đó, người đồng sáng lập Bidawatka đã xuất bản một bài đăng trên blog có tiêu đề ‘Koo Brazil’, đề cập đến nhu cầu cần “một giải pháp thay thế thực sự cho Twitter”.
“Chúng tôi nhận thấy không có nhiều nội dung được trình bày bằng ngôn ngữ bản địa”, Bidawatka viết.
Trở lại Ấn Độ, Koo tiếp tục phát triển ngày càng mạnh